Đọt Chuối Non

Chúng tôi vui mừng chia sẻ kiến thức về từ khóa Know thyself la gi và hy vọng rằng nó sẽ hữu ích cho bạn đọc. Bài viết tập trung trình bày ý nghĩa, vai trò và ứng dụng của từ khóa này trong việc tối ưu hóa nội dung trang web và chiến dịch tiếp thị trực tuyến. Chúng tôi cung cấp các phương pháp tìm kiếm, phân tích và lựa chọn từ khóa phù hợp, cùng với các chiến lược và công cụ hữu ích. Hy vọng rằng thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược thành công và thu hút lưu lượng người dùng. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và hãy tiếp tục theo dõi blog của chúng tôi để cập nhật những kiến thức mới nhất.

Các bạn mến,

Bạn Đang Xem: Đọt Chuối Non

Bốn trăm năm trước công nguyên, Socrates để lại hai từ bất tử, vọng vang suốt mấy ngàn năm lịch sử triết lý tây thiên: “Biết mình” (gnōthi seauton, know thyself). Biết về chính mình tức là biết về con người, tức là biết vể đời sống và ý nghĩa của nó. Binh pháp Tôn gia nói: “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng.” Nhưng nếu ta thực sự biết rõ về ta, thì có lẽ là ta cũng đã biết gần hết về người rồi, vì người với ta có lẽ giống nhau khoảng 90 phần trăm và chỉ 10 phần trăm là khác nhau.

Nhưng biết mình không phải là việc dễ. Benjamin Franklin viết: “Có ba điều cứng/khó-khăn (hard) nhất—thép, xoàn, và biết chính mình.” Thỉnh thoảng ta có cảm tưởng là ta biết rất rõ về chính mình. Tuy nhiên, “biết” có nghĩa là kiểm soát được. Nếu ta biết chú trộm sẽ suy nghĩ và hành động như thế nào, đương nhiên là ta không thể bị trộm. Nhưng đã bao nhiêu lần bà hàng xóm chỉ nói một câu nghe hơi chanh chua là ta đã bốc lửa hừng hực tức thì, trước khi kịp suy nghĩ “Nên nổi giận không?” Đã bao nhiêu lần ta biết là nên làm hòa với hắn, nhưng hễ thấy mặt hắn thì ta lại chỉ muốn tát cho hắn một cái, thế là ta lại bước sang hướng khác? Đã bao nhiêu lần ta biết khoe khoang là không hay, nhưng vẫn tiếp tục khoe khoang?

Hê thần kinh, hệ suy tưởng của chúng ta, được lập trình theo thói quen. Cứ thế mà chạy, không cần ta điều khiển, mà thường thì cũng không cho ta điều khiển. Một số các thói quen này ta có thể thấy được. Một số thói quen khác, nhất là thói quen về cảm tính, ta chỉ làm theo mà không biết. Chẳng hạn, nói láo thì tim đập khác đi một tí, hoăc nghe điều gì làm ta lo lắng thì lại tái mặt, đổ mồ hôi. Hoặc là, nói về mình thì cứ tự nhiên thêm thắt một tí.

Cung cách suy nghĩ và hành động của mỗi người chúng ta đã được lập trình bằng quá nhiều điều: Hệ thống tâm sinh lý tự nhiên, di truyền, thói quen học được từ bố mẹ bằng hữu, giáo dục, kinh nghiệm, v.v… Tất cả những điều này tạo nên cá tính của ta. Cá tính là tổng hợp của tất cả các thói quen ta có. Và các thói quen này vừa tạo nên cá tính, vừa là những bức màn che ta trong bóng tối của chính mình.

Biết được chính mình tức là biết được tất cả những thói quen gì đang xảy ra trong mình, đang hành động trong mình, và tìm cách điều khiển chúng, không để cho chúng điều khiển mình. Biết mình tức là làm chủ được chính mình.

Nhưng làm thế nào để biết mình?

Xem Thêm : Body lotion là gì? Bí quyết để sử dụng body lotion hiệu quả

Cách tự nhiên là mình phải lặng yên để quan sát mình. Muốn biết về con ve, cái kiến, hay bất điều gì đó, thì chỉ có cách là quan sát thật kỹ thôi. Muốn biết về chính mình cũng thế, ta cứ phải quan sát chính mình. Và nếu không thể vừa quan sát con kiến vừa nhảy rock and roll, thì ta cũng chỉ có thể quan sát chính mình trong yên lặng.

Yên lặng là điều kiện cần thiết để quan sát. Và bởi vì yên lặng quá hiếm hoi trong thời đại chạy đua ồn ào của chúng ta, quan sát chính mình trở thành quá khó khăn , vì vậy nhiều người không có cơ hội thấy được mình một cách rõ ràng. Đây là điều mà nhà Phật gọi là vô minh, và môt số triết gia và xã hội học gia tây thiên gọi là “vong thân” (alienation).

Tĩnh lặng và bình yên
Tĩnh lặng và bình yên

Vậy thì điều đầu tiên bạn phải làm là tìm một tí yên lặng mỗi ngày để quan sát mình. Ngồi yên trong một góc trung tâm giải trí công viên thanh vắng, hay đóng cửa phòng ngủ và tắt nhạc, đương nhiên là bớt đi được một tí ồn ào, nhưng chưa chắc như vậy đã là yên lặng. Bởi vì trong đầu chúng ta thường có nhiều “tiếng động”, như là bận rộn suy tính công việc, lo lắng, giận ai đó, bực mình điều gì đó. Chỉ khi nào các tiếng động này lắng xuống, lúc đó ta mới có được yên lặng. Đó cũng chính là lý do mà các nhà đạo học đông phương thường dạy người ta xếp bằng và tập trung tư tưởng vào việc theo dõi hơi thở. Kinh nghiệm cho thấy đây là cách hữu hiệu nhất để làm cho các tiếng động trong đầu mình lắng xuống. Các tôn giáo tây thiên thường tìm sự tĩnh lặng trong cầu nguyện. Đó cũng là một cách rất hay.

Bạn có thể tìm bất kỳ cách nào hợp với bạn. Điều cốt yếu là tĩnh lặng. Nếu bạn tập trung tư tưởng vào việc quan sát một bông hoa đẹp chẳng hạn, quan sát màu sắc, cách hoa, nhụy hoa, các kết cấu của hoa, cũng có thể làm cho các “tiếng động” khác biến dần đi. Hay là nghe nhạc nhẹ và để tâm vào nhạc một tí.

Khi đã có yên lặng rồi, bắt đầu quan sát mình. Có hai cách quan sát.

1. Quan sát quá khứ: Nhìn lại mọi việc mình làm, mọi câu mình nói, mọi suy nghĩ mình có trong ngày. Quan sát xem mình đã làm điều gì không nên làm, và cần thay đổi phong cách và thái độ trong tương lai không. Đây chỉ là cách rất sơ đẳng.

2. Quan sát mình trong hiện tại: Có ba giai đoạn quan sát — quan sát thân thể, quan sát cảm giác, và quan sát tư tưởng.

Quan sát thân thể là nhắm mắt, dùng trí óc để “nhìn” thân thể mình, nhìn thế ngồi hay thế nằm của mình, nhìn thủ công, mặt mũi, tóc tai của mình.

Xem Thêm : ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN ỨNG VIÊN

Sau đó quan sát cảm giác, bắt đầu là cảm giác trong thân thể như tê tay, ngứa chân, rồi đến các cảm giác trong đầu óc như buồn, vui, giận, bực mình, trống không, v.v… Kế đó quan sát cả lý do mà mình có những cảm giác đó, như là ai đó hồi chiều nói một câu mà tối nay mình còn cảm thấy buồn buồn.

Giai đoạn cuối cùng là quan sát tư tưởng, “nhìn” xem cái đầu mình đang suy tư điều gì, như là “mình đang bực mình vì cô này và đang ước ao được mắng cô ta một trận”, hay “mình đang nghĩ đến việc phải viết xong tờ trình ngày mai.”

Chỉ giản dị vậy thôi. Nếu ngày nào trước khi ngủ ta cũng có khoảng 10 phút tập như thế, thì ta sẽ luyện cho hệ thần kinh của mình nhận diện các cảm xúc và tư tưởng của mình mỗi khi chúng xuất hiện. Và đã nhận diện được tức là có thể kiểm soát được. Thông thường việc nhận diện tự nó có hiệu quả ngăn ngừa, cũng như kẻ trộm tự động ngưng trộm khi hắn biết là người ta đã nhận diện được hắn là tên trộm.

Các thực tập trên đây dựa một tí theo thiền Tứ Niệm Xứ của phật giáo nguyên thủy. Thiền này có bốn quan sát: Thân thể, cảm giác, tư tưởng và vũ trụ. Ở đây ta chỉ cần dùng 3 bước đầu về mình mà thôi. Hơn nữa, các vị sư thường ngồi xếp bằng để thiền định. Tuy nhiên, nếu bạn ngồi xếp bằng mà trong lòng thì cứ tương tư đến giường nệm và gối ôm, thôi thì lên giường nằm ôm gối cho được việc. Điều quan trọng là tĩnh lặng và quan sát, chứ không nhất thiết là ngồi, nằm hay phải đi.

Bạn chỉ cần tập quan sát chính mình như thế, một lúc nào đó bạn sẽ thấy được những gì xảy ra trong mình mỗi khi chúng đến và bạn có thể làm chủ chính mình—không dễ nổi nóng, không dễ lo sợ, không dễ mất bình tĩnh. Lúc nào cũng tĩnh lặng và chủ động. Và nếu có ai thấy bạn nổi nóng, đó không phải là vì bạn “bị” nổi nóng mà bạn cố tình ra vẻ nổi nóng, vì làm như thế thì người kia mới chịu nghe.

Chúc các bạn một ngày vui vẻ.

Mến, Hoành

Stumble It!

© copyright TDH 2009 Permitted to use for non-commercial purposes

You May Also Like

About the Author: v1000

tỷ lệ kèo trực tuyến manclub 789club