Viêm khớp dạng thấp thiếu niên là gì, nguyên nhân, triệu chứng


Ngay cả trẻ em cũng có thể mắc viêm khớp dạng thấp với nhiều nguy hại cho sức khỏe. Vậy viêm khớp dạng thấp thiếu niên là gì? Bệnh này có triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Trong bài viết này của Blog V1000 sẽ giải đáp trọn vẹn cho bạn.

1. Viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên là gì?

Viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên còn có tên gọi khác là viêm khớp thiếu niên. Viêm khớp thiếu niên là gì? Nó dùng để chỉ tình trạng viêm khớp xảy ra ở trẻ em có độ tuổi dưới 16 mà kéo dài tới hơn 6 tuần. Viêm khớp dạng thấp thiếu niên được đánh giá không phải bệnh mà chỉ là một thuật ngữ được dùng nhằm mục đích mô tả tình trạng viêm và rối loạn hệ miễn dịch mà đối tượng dưới 16 tuổi (trẻ em) có khả năng mắc phải. Có một số dạng viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên như lupus ở vị thành niên, viêm da cơ ở thiếu niên, bệnh Kawasaki, xơ cứng bì ở thiếu niên và cuối cùng là rối loạn ở mô liên kết dạng hỗn hợp.

Viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên là gì?

Viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên là gì? (Nguồn: tapchibenhvien.net.vn)

2. Nguyên nhân gây viêm khớp mãn tính thiếu niên

Nguyên nhân gây ra viêm khớp dạng thấp thiếu niên bắt nguồn từ việc rối loạn hệ miễn dịch ở trẻ dưới 16 tuổi. Khi hoạt động ở trạng thái bình thường, hệ miễn dịch như một lá chắn ngăn cản virus và vi khuẩn. Tuy nhiên, khi ở trạng thái rối loạn, nó sẽ tấn công mô và các tế bào khỏe mạnh.

Hiện nay, các nhà khoa học cũng như các chuyên gia y tế vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gì khiến hệ miễn dịch của trẻ bị rối loạn. Trong đó, có một quan điểm khá nổi tiếng đang được đồng tình về giả thuyết do bố mẹ của trẻ là người có xu hướng dễ mắc bệnh viêm khớp sau đó em bé có gen di truyền này. Khi sinh ra và lớn lên, trẻ em mang gen này bị nhiễm một số loại vi khuẩn hoặc virus và bị rối loạn hệ miễn dịch rồi phát bệnh về viêm khớp.

3. Triệu chứng bệnh viêm khớp thiếu niên

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên ở dạng mạn tính có 4 thể bệnh rõ ràng được phân chia rõ theo triệu chứng bệnh. Cụ thể:

3.1 Thể bắt đầu cấp có biểu hiện nội tạng

Khi mắc viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên ở thể bắt đầu cấp có biểu hiện nội tạng. Người bệnh sẽ có triệu chứng cả ở toàn thân, khớp và ngoài khớp. Triệu chứng trên toàn thân ban đầu là mệt mỏi, sốt cao kéo dài, suy nhược cơ thể, da xanh, mặt hốc hác. Nó thường xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi 5 đến 7 tuổi.

Các triệu chứng về khớp sẽ là khớp nóng, sưng lên và thậm chí có nước. Thông thường, xảy ra với các khớp khuỷu, gối, cổ tay và cổ chân. Khớp háng hoặc khớp ngón có thể gặp triệu chứng này nhưng ít hơn.

Các triệu chứng ở ngoài khớp mà người bệnh có thể mắc: da của toàn vùng thân, lòng bàn tay, các chi bị ban đỏ hồng. Các ban này không hề gây ra ngứa hay đau đớn và chúng sẽ biến mất sau vài tiếng đồng hồ và nổi lên nhiều khi trẻ em bị sốt. Ngoài ra, có những hạt nổi dưới da ở xung quanh khớp. Các hạt này cứng, không gây đau đớn và biến mất sau vài tiếng. Hạch nổi ở bẹn, nách, không gây đau và có kích thước to vừa.  Hoặc có dấu hiệu thấy gan lách to lên, mấp mé ở phía bờ sườn. Thêm nữa, triệu chứng này còn có việc viêm màng bụng, màng phổi, viêm màng ngoài của tim.

Thể bắt đầu cấp có biểu hiện nội tạng

Thể bắt đầu cấp có biểu hiện nội tạng (Nguồn: ancotnam.vn)

3.2 Thể đa khớp mãn tính

Thể đa khớp mãn tính của viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên là thể hay gặp ở trẻ em nữ trong khoảng độ tuổi 8 đến 12 tuổi với các biểu hiện tăng dần một cách từ từ. Đối với khớp, khớp của người bệnh phù nề, đau, bị sưng và có dấu hiệu lan sang khớp đối xứng của cơ thể. Hiện tượng sưng lên kèm theo tràn dịch xuất hiện ở khớp gối. Thông thường, các dấu hiệu này hay gặp ở khớp cổ tay, gối, khuỷu tay của người bệnh. Ngoài ra, người bệnh còn bị viêm khớp ở khớp háng dẫn đến không đi lại được; khớp ở thái dương, hàm kéo dài khiến hàm dưới bị thụt ra phía sau, cằm lẹm; khớp ở các đốt sống cổ dính đốt sống làm cho tư thế người bị hướng ra phía trước. Các triệu chứng đối với nội tạng và toàn thân tương tự như thể ở phía trên. Trẻ em mắc thể này có thể bị sốt nhẹ dài ngày, có hạch nổi dưới cánh tay, mệt mỏi và sút cân.

3.3 Thể cột sống

Thể cột sống của viêm khớp dạng thấp thiếu niên sẽ thường gặp ở trẻ em giới tính nam trong độ tuổi 12 đến 16 tuổi. Ban đầu, thể này có triệu chứng viêm khớp ở các chi dưới như cổ chân, gối, háng và chỉ ở 1 phía của cơ thể. Sau đó, triệu chứng lan sang phía cơ thể đối xứng. Triệu chứng cột sống sẽ xuất hiện sau một thời gian dài.

3.4 Thể một hay vài khớp

Thể một hay vài khớp của bệnh viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên có đối tượng hay gặp là trẻ em trong tuổi 8 đến 10. Viêm một khớp sẽ thường là khớp ở gối. Còn nếu viêm nhiều khớp thì thường là viêm không đối xứng với số lượng dưới 4.

Viêm khớp gối xảy ra với 70% trường hợp, khớp cổ chân là 15% và các khớp vị trí khác có tỷ lệ bị ít hơn. Các khớp đau, sưng tuy nhiên người bệnh vẫn có thể đi lại và vận động. Các chi sẽ có xu hướng dài hơn bình thường do sụn nối được kích thích hoạt động do tổn thương viêm.

Bệnh viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên mang trong mình những nguy hiểm đối với vận động và sức khỏe của trẻ. Do đó, nếu thấy con có một trong các biểu hiện, triệu chứng bất thường trên, mẹ và bố nên đưa con đi khám tại các phòng khám, bệnh viện xương khớp uy tín hàng đầu hiện nay càng sớm càng tốt để phát hiện và điều trị kịp thời.

Cần đưa con đi khám sức khỏe ngay khi có các dấu hiệu bất thường trên cơ thể

Cần đưa con đi khám sức khỏe ngay khi có các dấu hiệu bất thường trên cơ thể (Nguồn: vietnamforestry.org.vn)

4. Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên

Phương pháp trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả nhất cho trẻ em được chia làm 4 hướng, bao gồm:

4.1 Điều trị thuốc toàn thân

Cách điều trị này sẽ bắt đầu bằng thuốc chống viêm loại không steroid cho trẻ em. Tiếp đó, các bác sĩ sẽ phối hợp thêm thuốc methotrexate. Trong tình trạng viêm khớp đã kéo dài quá 6 tháng, bác sĩ sẽ phối hợp thêm loại thuốc thứ hai là sulfasalazine.

Với y học hiện đại phát triển, các trẻ em kháng thuốc methotrexate sẽ được gợi ý điều trị bằng etanercept được tiêm ngay dưới da theo phương pháp trị sinh học. Hoặc để tăng hiệu quả, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp này kết hợp với thuốc methotrexate thay vì dùng thêm loại thuốc thứ hai.

4.2 Điều trị tại chỗ

Các bác sĩ sẽ tiến hành cải thiện các chức năng của khớp bằng việc tiêm nội khớp với corticosteroid. Nó cũng có tác dụng giảm đau tại chỗ cho vùng khớp bị tổn thương. Sau đó, bệnh nhân có thể dùng thuốc methotrexate cho giai đoạn lui bệnh.

4.3 Điều trị ngoại khoa

Nếu trẻ bị biến dạng khớp, điều trị ngoại khoa sẽ được chỉ định. Cách điều trị này gồm nội soi khớp và thay khớp bằng cách nhân tạo. Nội soi khớp được hiểu là việc bác sĩ sẽ tiến hành rửa khớp hay tiến hành cắt bỏ đi màng hoạt dịch khi nội soi và được áp dụng chủ yếu khi bệnh kéo dài. Trong khi thay khớp chỉ được chỉ định khi nhiều chức năng về vận động của trẻ em đã bị mất đi.

4.4 Điều trị tâm sinh lý

Cách điều trị tâm sinh lý cho trẻ em mắc viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên có vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự tiến triển tích cực của vận động khớp, tác dụng phụ do thuốc điều trị gây ra cũng như những thay đổi về mặt tâm sinh lý của trẻ.

Điều trị tâm sinh lý

Điều trị tâm sinh lý (Nguồn: thanhnien.vn)

5. Viêm khớp thiếu niên nên ăn gì

Chế độ ăn uống sẽ có tác động lớn đến tình trạng bệnh. Do đó, trẻ em mắc viêm khớp dạng thấp nên ăn các thực phẩm tốt cho xương khớp giàu Canxi cũng như các thực phẩm giúp chống viêm. Có thể kể đến như: táo, trà xanh, nấm, nghệ, rau củ, các loại cá … Ngoài ra, các phụ huynh nên chú ý loại bỏ ra khỏi thực đơn những thực phẩm khiến bệnh viêm khớp nặng thêm: thịt đỏ, bơ sữa, đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh….

Cuộc sống của con có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi viêm khớp dạng thấp thiếu niên gây ra. Ngoài ra, cha mẹ đừng quên hãy thường xuyên thực hiện khám sức khỏe tổng quát định kỳ cho con để phát hiện, ngăn ngừa, cải thiện và cân bằng nhanh chóng những rối loạn hệ miễn dịch của con. Từ đó, bạn đã góp một tay giúp con tránh xa căn bệnh phiền toái về xương khớp này. Đừng quên theo dõi Blog V1000 mỗi ngày để nhận những thông tin sức khỏe bổ ích bạn nhé!

Xem Thêm : 15 bó hoa Valentine đẹp dễ làm thông điệp ý nghĩa tặng người yêu

You May Also Like

About the Author: v1000

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *