Hé lộ chi tiết ngành kinh doanh thương mại là gì?

Ngành kinh doanh thương mại là gì? Tạo sao ngành học này lại hấp dẫn nhiều bạn trẻ? Bạn có hiểu gì về kinh doanh thương mại cũng như cơ hội việc làm trong chuyên ngành này có khả quan hay không? Nếu muốn biết rõ đừng bỏ qua bài viết này nhé! TopCV sẽ chia sẻ toàn bộ những gì các cần biết về ngành học này!

Tìm hiểu ngành kinh doanh thương mại là gì?

Trong tiếng Anh, ngành Kinh doanh thương mại được gọi là Commercial Business. Ngành đào tạo này thuộc khối ngành học Kinh tế và Quản lý. Đây là vị trí đào tạo chuyên sâu kiến thức, kỹ năng, cũng như kinh nghiệm có liên quan tới thương mại trong nước cũng như quốc tế gồm có: Marketing, thị trường, quản lý bán hàng, phân tích tài chính,…

Ngành học cũng trang bị kiến thức cho người học về các hoạt động liên quan tới bán hàng, xuất – nhập kho hay quản trị bán lẻ,…Ngành Kinh doanh thương mại đặc biệt chú trọng tới hoạt động bán hàng. Vì thế, trong quá trình đào tạo các chuyên ngành có nhóm đào tạo này sẽ trang bị đầy đủ cho người học các kiến thức, kỹ năng có liên quan và hữu ích trong quá trình làm việc sau này.

Ngành kinh doanh thương mại là gì?

Học ngành Kinh doanh thương mại trường nào? Học những gì?

Với xu hướng hoạt động Kinh doanh thương mại phát triển như vũ bão cũng dễ hiểu vì sao ngành học này đang ngày càng phổ biến với các bạn trẻ. Tấm bằng Cử nhân chuyên ngành Kinh doanh thương mại sẽ là điểm sáng giúp các ứng viên tìm được việc làm ở nhiều vị trí khác nhau.

Chuyên ngành Kinh doanh thương mại học những gì?

Khi theo học Ngành Kinh doanh thương mại, người học sẽ có cơ hội được tiếp nhận kiến thức hoạt động kinh doanh, bán hàng, nghiên cứu thị trường, PR, Marketing, phân tích tài chính,…

Ngoài ra, chương trình đào tạo chuyên ngành cũng giúp cho sinh viên có cơ hội tiếp cận những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp để giải quyết các vấn đề thực tế của các doanh nghiệp. Trong đó, không thể thiếu các kỹ năng làm việc nhóm, sàng lọc thông tin, điều hành, quản lý các dự án thương mại,…

Theo học ngành Kinh doanh thương mại, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức từ nền tảng, tới chuyên sâu qua các môn học: Quản trị học, Quản trị tài chính, Marketing, Kinh tế đối ngoại, Nghiệp vụ bán hàng, Kiến thức luật thương mại, luật vận tải, bảo hiểm,…

Chương trình đào tạo ngành kinh doanh thương mại là gì?

Chuyên ngành Kinh doanh thương mại học trường nào?

Hiện tại, có nhiều trường Đại học trên cả nước có tuyển sinh ngành học này. Các bạn có thể lựa chọn để có được cơ hội học tập chất lượng, chuẩn bị sẵn sàng trước khi ra trường.

Miền Bắc: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại, Đại học Tài chính Ngân hàng.
Miền Trung: Đại học Kinh tế- Đại học Đà Nẵng, Đại học Nha Trang, Đại học Kinh tế – Đại học Huế.
Miền Nam: Đại học Kinh tế TPHCM, Đại học Kinh tế – tài chính TPHCM, Đại học Công nghệ TP HCM, Đại học Văn Lang.

>>> Xem thêm: Ngành kinh doanh thương mại là gì? Cơ hội việc làm ra sao?

Cơ hội việc làm ngành kinh doanh thương mại

Thông qua việc tìm hiểu ngành Kinh doanh thương mại là gì có thể nhận thấy đây là ngành học rất hot. Đa số đầu ra có việc làm ổn định và có triển vọng trong tương lai. Sinh viên sau khi ra trường sẽ học được kỹ năng giải quyết vấn đề thương mại nhanh chóng và tính độc lập cao, nhanh nhạy trong hoạt động nắm bắt, phân tích thông tin thực tế từ thị trường. Đồng thời, thực hiện quản lý, quản trị kinh doanh tốt.

Việc làm ngành kinh doanh thương mại là gì?

Công việc của ngành Kinh doanh thương mại

Một số các cơ hội việc làm sinh viên chuyên ngành Kinh doanh thương mại có thể lựa chọn như:

Chuyên viên tổ chức hoạt động Kinh doanh thương mại tại công ty, doanh nghiệp.
Chuyên viên Sales.
Chuyên viên quản lý các hoạt động kinh doanh.
Nhân viên kinh doanh tại các mặt hàng.
Nhân viên hỗ trợ xuất nhập khẩu, quản lý kho hàng.

Mức lương của ngành Kinh doanh thương mại

Tương tự như một số vị trí việc làm khác thì chuyên ngành Kinh doanh thương mại có chia thành 3 cấp độ lương cơ bản như sau:

Mức lương ngành kinh doanh thương mại là gì
Sinh viên mới ra trường: Các đối tượng lao động chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn nên cần có thời gian đào tạo, học hỏi. Mức lương cơ bản sẽ dao động từ 6-9 triệu đồng/tháng.
Nhân viên kinh doanh: Đối tượng lao động đã có chuyên môn, kinh nghiệm không cần qua đào tạo mức lương dao động từ 9-14 triệu đồng/tháng.
Nhân viên kinh doanh cao cấp: Đối tượng lao động có năng lực quản lý, kỹ năng chuyên môn tốt, kinh nghiệm làm việc trong các công ty, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Mức lương cho vị trí này dao động từ 20-25 triệu đồng/tháng.

Những chia sẻ trên đây của TopCV chắc chắn sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chuyên ngành Kinh doanh thương mại là gì và có định hướng nghề nghiệp tốt hơn trong tương lai. Tham khảo các gợi ý việc làm tại Website TopCV để không bỏ lỡ cơ hội hấp dẫn nhé!.