Các loại hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thu hút, giữ chân nhân tài. Đồng thời đây cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu, chiến lược cụ thể đã đề ra trước đó. Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với đặc trưng của tổ chức, cần nắm rõ các loại hình văn hóa doanh nghiệp. Từ đó có lựa chọn và hướng đi đúng đắn nhằm phát triển doanh nghiệp bền vững hơn.

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Hiểu đơn giản, văn hóa doanh nghiệp là tất cả các phương diện doanh nghiệp xây dựng trong quá trình hình thành và phát triển. Văn hóa doanh nghiệp quyết định rất nhiều tới hành vi của nhân sự trong mỗi doanh nghiệp. Cũng có thể nói rằng: văn hóa doanh nghiệp là đời sống tinh thần của mỗi doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần lựa chọn giữa các loại hình văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp hay văn hóa tổ chức được tạo nên bởi 4 yếu tố là: tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh.

Một khảo sát từ Glassdoor – nền tảng tuyển dụng lớn nhất thế giới cho biết: “ Có tới 77% nhân viên quan tâm tới văn hóa doanh nghiệp trước khi nộp đơn ứng tuyển. Ngoài ra, 56% người lao động cho rằng văn hóa doanh nghiệp còn quan trọng hơn mức lương hàng tháng.”

Các loại hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp, cần tìm hiểu về các loại hình văn hóa doanh nghiệp hiện nay để tránh lan man, không định hướng. Dưới đây là 4 mô hình được áp dụng nhiều nhất hiện nay:

Loại hình văn hóa doanh nghiệp Adhocracy

Đây là loại hình văn hóa doanh nghiệp sáng tạo, linh hoạt và mang tính kinh doanh, chủ yếu tập trung vào sự đổi mới linh hoạt của doanh nghiệp. Mô hình Adhocracy được áp dụng ở phần lớn các doanh nghiệp mới thành lập hay các công ty công nghệ vì nó trực tiếp ảnh hưởng tới phong cách làm việc.

Chọn mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp nhất

Tùy vào lĩnh vực hoạt động của mỗi doanh nghiệp để phát triển mô hình Adhocracy đơn giản hay phức tạp. Thế nhưng dù sao khi lựa chọn loại hình văn hóa doanh nghiệp này đều giúp mỗi nhân viên thoải mái chia sẻ và đóng góp ý tưởng, qua đó cải thiện năng suất lao động theo hướng tích cực.

Loại hình văn hóa doanh nghiệp gia đình

Văn hóa gia đình thường được các doanh nghiệp quy mô nhỏ hay các công ty do gia đình quản lý áp dụng. Mô hình này chủ yếu tập trung xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa nhân viên với nhau nhằm hướng tới mục tiêu chung.

Mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình giúp nhân viên thoải mái khi trình bày ý kiến với cấp quản lý đồng thời giúp khách hàng hài lòng hơn. Thế nhưng nếu doanh nghiệp càng ngày càng phát triển, mở rộng quy mô thì mô hình này không còn phù hợp nữa.

Trong mô hình văn hóa gia đình, những người làm công tác quản lý cần đặt người lao động lên đầu và luôn lắng nghe mọi ý kiến, phản hồi từ họ.

Quản lý cần lắng nghe phản hồi từ nhân viên của mình

Mô hình văn hóa doanh nghiệp thứ bậc

Đây cũng là một trong các loại hình văn hóa công ty khá phổ biến hiện nay. Điểm đặc trưng của mô hình này là doanh nghiệp cần đảm bảo mọi thứ vận hành nhất quán, trơn tru vì vậy cần có nguyên tắc cũng như quy trình làm việc cụ thể. Nhân viên trong mô hình này cần nắm rõ nhiệm vụ của mình và phải biết ai là người trực tiếp quản lý mình để báo cáo công việc khi cần.

Mô hình văn hóa thứ bậc sẽ giảm thiểu rủi ro, giúp hoạt động ổn định và hiệu quả. Dù vậy điều này cũng cản trở sự đổi mới của doanh nghiệp trước những biến đổi của thị trường.

Để phát triển mô hình văn hóa thứ bậc cần thiết lập các quy trình làm việc chặt chẽ trong doanh nghiệp. Quản lý các bộ phận nhằm đảm bảo có mục tiêu rõ ràng theo mỗi giai đoạn cụ thể.

Mô hình văn hóa doanh nghiệp thị trường

Mô hình này liên quan tới tỷ suất lợi nhuận cũng như tính cạnh tranh của doanh nghiệp với đối thủ. Đồng thời định hướng của văn hóa thị trường là đảm bảo đối tác, khách hàng luôn thấy hài lòng về doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần có giải pháp đổi mới sáng tạo để phát triển hơn

Doanh nghiệp cần liên tục sáng tạo, đổi mới để cho ra thị trường những sản phẩm chất lượng. Mặc dù mô hình này đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhưng cũng tạo áp lực lớn cho nhân viên vì họ phải nỗ lực cho những mục tiêu lớn và phải làm việc không ngừng.

>>> Xem thêm: Đo Lường Trải Nghiệm Nhân Viên Chính Xác Hơn Với 8 Chỉ Số KPIs

.

Các loại hình văn hóa doanh nghiệp kể trên đều có những ưu, nhược điểm cụ thể. Do vậy ngoài việc cân nhắc lựa chọn mô hình phù hợp, doanh nghiệp nên kết hợp với các giải pháp công nghệ hiện đại như HappyTime. Đây là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên đồng thời giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững, hiện đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Qua đó giúp doanh nghiệp quản trị hồ sơ nhân viên đa chiều và cân bằng giữa hiệu quả quản lý với nâng cao trải nghiệm nhân sự nội bộ.

.