Ca gãy là gì? Cách chia ca gãy? Quản lý ca gãy như thế nào?

Chia ca gãy cho nhân viên làm việc là đặc thù của một số ngành nghề hiện nay như khách sạn, nhà hàng,… Hãy cùng tìm hiểu về ca gãy là gì, cách chia ca gãy và quản lý như thế nào trong bài viết dưới đây nhé.

Ca gãy là gì?

Ca gãy có nghĩa là ca làm việc mà nhân viên của bạn sẽ không làm liên tục 8 tiếng/ngày, thay vào đó sẽ chia thành các ca làm việc nhỏ và có thời gian nghỉ ngơi giữa các ca làm việc đó. Tùy thuộc vào tính chất ngành nghề, công việc mà ca gãy sẽ được phân chia khác nhau ở mỗi doanh nghiệp.

Tìm hiểu về ca gãy là gì?

Thông thường, các ngành dịch vụ như nhà hàng, khách sạn sẽ áp dụng ca gãy làm việc cho nhân viên phục vụ, nhân viên bếp, lễ tân, thu ngân,… Ngoài ra, ca gãy cũng được các đơn vị áp dụng cho đội ngũ nhân viên part time, các thực tập sinh đang làm việc tại doanh nghiệp,…

Lý do áp dụng ca gãy là gì?

Ngày nay, việc phân chia ca gãy đã không còn quá xa lạ với người lao động. Vậy lý do vì sao phải phân chia ca gãy là gì? Dưới đây sẽ là một số lý do giải đáp cho bạn:

Đối với doanh nghiệp: Có thể tối ưu được nguồn lực lao động hiệu quả. Tùy thuộc vào thời điểm ít – nhiều việc mà sắp xếp nhân sự, số lượng phù hợp hơn. Bên cạnh đó, phân chia ca gãy cũng giúp doanh nghiệp giảm được chi phí nhân sự tối ưu hơn.
Đối với người lao động: Giúp nhân viên có thời gian nghỉ ngơi phù hợp hơn thay vì làm liên tục 8 tiếng/ngày. Từ đó giảm tình trạng kiệt sức, ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu suất làm việc.
Đảm bảo tiến độ công việc được duy trì trôi chảy, không xảy ra tình trạng đình trệ do tình huống thiếu người, dư việc.

Quản lý ca gãy như thế nào?

Vậy, cách chia ca gãy là gì và làm sao để quản lý hiệu quả? Phần tiếp theo đây sẽ hướng dẫn chi tiết hơn cho bạn về nội dung này.

Cách chia ca gãy là gì?

Thông thường, ca gãy sẽ chia thành 2 khoảng thời gian làm việc mỗi ngày. Nếu tính thêm tăng ca, làm thêm giờ có thể chia thành 3 khoảng thời gian làm việc. Những cách chia ca gãy làm việc phổ biến như sau:

Cách 1: Thời gian làm việc ca 1 từ 10h – 14h, sau đó người lao động sẽ nghỉ ngơi và tiếp tục công việc vào ca 2 từ 17h – 21h.
Cách 2: Thời gian làm việc của ca 1 bắt đầu từ 8h – 12h, người lao động nghỉ giải lao và tiếp tục ca làm việc thứ 2 từ 18h – 22h.
Bạn nên chia ca gãy dựa trên đặc trưng và nhu cầu của doanh nghiệp

Bên cách chia ca gãy theo thời gian, nhiều doanh nghiệp cũng chia theo khối lượng công việc. Dù áp dụng cách chia nào, bạn cũng nên xem xét những yếu tố sau đây trước khi chia ca làm việc:

Đặc trưng ngành nghề hoạt động là gì, bởi mỗi ngành nghề sẽ có những yêu cầu khác nhau về hiệu suất làm việc, thời gian làm việc khác nhau. Từ đó sẽ đưa ra được cách chia ca gãy phù hợp cho người lao động.
Nhu cầu kinh doanh trong từng ca làm việc. Ví dụ đối với nhà hàng, thường thời gian chia ca nên tập trung nhiều nhân viên hơn vào khung giờ đông khách hàng.

Sử dụng phần mềm quản lý ca làm việc

Để tối ưu quá trình chia ca gãy và quản lý hiệu quả hơn, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã áp dụng những phần mềm chấm công cho nhân viên của mình. Trong đó, nổi bật có phần mềm chấm công HappyTime. Với những tính năng thông minh, HappyTime đang hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong quản lý ca làm việc, chấm công, tính lương,…

Ví dụ như một số tính năng nổi bật sau đây của HappyTme đang hỗ trợ rất tốt cho doanh nghiệp, bao gồm:

Chấm công thông minh với nhiều tính năng chấm công để doanh nghiệp lựa chọn như chấm công 1 chạm online, chấm công GPR, chấm công bằng mã QR Code,…
Nếu doanh nghiệp đang sử dụng các thiết bị chấm công như máy chấm công vân tay, chấm công thẻ từ,… thì cũng có thể kết nối dễ dàng với HappyTime chỉ sau vài phút.
Thiết lập ca làm việc nhanh chóng, phân ca, đổi ca cho nhân viên ngay trên ứng dụng chỉ trong vài phút. Từ đó giúp quản lý ca gãy trong quá trình làm việc của nhân viên hiệu quả hơn.
Hệ thống quản lý và tổng hợp chấm công nhanh gọn. Quản lý sẽ dễ dàng thực hiện tổng hợp các ca làm việc và tính lương cho nhân viên chính xác hơn.
HappyTime giúp bạn quản lý ca làm việc của người lao động dễ dàng hơn

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách tính giờ tăng ca dành cho doanh nghiệp mới nhất

Hy vọng những bài viết hôm nay được chia sẻ bởi HappyTime.vn sẽ giúp bạn hiểu hơn về ca gãy là gì và cách chia ca – quản lý ca như thế nào. Bạn cũng có thể truy cập vào chuyên mục của bài viết này để cập nhật, theo dõi thêm những tin tức liên quan nhé.